Ngay từ khi iPhone X ra mắt, những kẻ tinh ý đã có thể nhanh chóng nhận ra rằng đây là chiếc iPhone nằm giữa những sự đánh đổi. Apple cần một chiếc smartphone đặc biệt cho kỷ niệm 10 năm iPhone, và Apple chọn cách xóa bỏ hết các viền màn hình để tạo ra chiếc iPhone đặc biệt ấy. Nhưng Apple cũng cần một tuyên ngôn công nghệ, một trải nghiệm mới hoàn toàn với Face ID. Để có thể có cả 2, công ty của Tim Cook đã chọn cách cắt "rãnh" vào phía trên màn hình iPhone.
iPhone X bán chạy như tôm tươi. iPhone XS và XS Max dù chỉ là bản mở rộng vẫn có thể đẩy giá bán trung bình của nhà Táo lên mức cao ngất ngưởng. Nhưng tất cả đều không thể giúp che giấu đi một sự thật rằng, chúng mang một thiết kế chưa hoàn hảo. Apple phải bằng cách nào đó loại bỏ tai thỏ. Loại bỏ tai thỏ để người dùng iPhone được tận hưởng một chiếc smartphone thực sự hoàn thiện, và loại bỏ tai thỏ để các hãng Trung Quốc "hồn nhiên" rơi vào bẫy với một đống hàng tồn vẫn đang dùng... thiết kế lỗi.
Việc LG góp mặt trong cuộc đua tạo ra tấm màn không rãnh (và không dùng các cơ chế cơ học) có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Apple: sự có mặt của LG có nghĩa rằng Apple sẽ không chỉ còn phụ thuộc vào Samsung để sản xuất tấm màn iPhone nữa. Những năm vừa qua, LG coi như đã buông bỏ cuộc chiến smartphone khi những khoản lỗ ngày một gia tăng. Mới dây, sau rất nhiều nỗ lực, LG cũng đã trở thành nhà cung ứng OLED ("tai thỏ") thứ 2 cho Apple.
Cả 2 nhà cung ứng của Apple đều đang tìm hướng loại bỏ tai thỏ bằng cách "mở lỗ" trên màn hình để đặt camera.
Dĩ nhiên, nhà cung ứng OLED đầu tiên cho Apple vẫn là Samsung. Những năm qua, mảng cung ứng linh kiện/bán dẫn của Samsung mới là con ngỗng đẻ trứng vàng trong khi mảng smartphone Galaxy càng ngày càng gặp khó. Nếu Apple ra mắt iPhone "toàn màn hình" thực thụ, gần như chắc chắn Samsung sẽ có phần tham gia.
Kể cả trong trường hợp không bắt tay được với Samsung (hay LG), Apple vẫn có thể tìm nhà cung ứng khác để mua màn hình: BOE, AOU... Ý tưởng "mở" OLED để tạo chỗ cho camera đã được Apple khám phá từ lâu, và một công ty nổi danh về thiết kế chắc chắn sẽ không chấp nhận một thứ thiết kế lỗi như tai thỏ.
Câu hỏi duy nhất còn lại là khi nào bẫy sẽ sập? Nếu công nghệ loại bỏ cái rãnh đã hoàn thiện, liệu các hãng Trung Quốc sẽ phải làm thế nào trước hàng đống smartphone "tai thỏ" còn đang tồn kho đây?
iPhone X bán chạy như tôm tươi. iPhone XS và XS Max dù chỉ là bản mở rộng vẫn có thể đẩy giá bán trung bình của nhà Táo lên mức cao ngất ngưởng. Nhưng tất cả đều không thể giúp che giấu đi một sự thật rằng, chúng mang một thiết kế chưa hoàn hảo. Apple phải bằng cách nào đó loại bỏ tai thỏ. Loại bỏ tai thỏ để người dùng iPhone được tận hưởng một chiếc smartphone thực sự hoàn thiện, và loại bỏ tai thỏ để các hãng Trung Quốc "hồn nhiên" rơi vào bẫy với một đống hàng tồn vẫn đang dùng... thiết kế lỗi.
Apple đang sử dụng 2 nhà cung ứng màn hình cho iPhone "tai thỏ".
Cái bẫy đó đang sập xuống. Trong những tháng vừa qua, Samsung đã liên tục hoàn thiện công nghệ OLED có thể "đóng mở" bằng pixel trên màn hình để kích hoạt camera mặt trước. Đến ngày hôm qua, một thế lực khác trên ngành cung ứng màn hình là LG cũng đã công bố bằng sáng chế với ý tưởng tương tự: mở một khoảng nhỏ trên màn hình để đặt camera mặt trước.
Việc LG góp mặt trong cuộc đua tạo ra tấm màn không rãnh (và không dùng các cơ chế cơ học) có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Apple: sự có mặt của LG có nghĩa rằng Apple sẽ không chỉ còn phụ thuộc vào Samsung để sản xuất tấm màn iPhone nữa. Những năm vừa qua, LG coi như đã buông bỏ cuộc chiến smartphone khi những khoản lỗ ngày một gia tăng. Mới dây, sau rất nhiều nỗ lực, LG cũng đã trở thành nhà cung ứng OLED ("tai thỏ") thứ 2 cho Apple.
Cả 2 nhà cung ứng của Apple đều đang tìm hướng loại bỏ tai thỏ bằng cách "mở lỗ" trên màn hình để đặt camera.
Dĩ nhiên, nhà cung ứng OLED đầu tiên cho Apple vẫn là Samsung. Những năm qua, mảng cung ứng linh kiện/bán dẫn của Samsung mới là con ngỗng đẻ trứng vàng trong khi mảng smartphone Galaxy càng ngày càng gặp khó. Nếu Apple ra mắt iPhone "toàn màn hình" thực thụ, gần như chắc chắn Samsung sẽ có phần tham gia.
Kể cả trong trường hợp không bắt tay được với Samsung (hay LG), Apple vẫn có thể tìm nhà cung ứng khác để mua màn hình: BOE, AOU... Ý tưởng "mở" OLED để tạo chỗ cho camera đã được Apple khám phá từ lâu, và một công ty nổi danh về thiết kế chắc chắn sẽ không chấp nhận một thứ thiết kế lỗi như tai thỏ.
Câu hỏi duy nhất còn lại là khi nào bẫy sẽ sập? Nếu công nghệ loại bỏ cái rãnh đã hoàn thiện, liệu các hãng Trung Quốc sẽ phải làm thế nào trước hàng đống smartphone "tai thỏ" còn đang tồn kho đây?